Tối nay Nam bộ mưa giông nhiều nơi, Tây nguyên có mưa to
Theo đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã bầu bổ sung chức danh Phó bí thư Tỉnh ủy đối với ông Nguyễn Lộc Hà (50 tuổi, quê quán P.Chánh Phú Hòa, TP.Bến Cát, Bình Dương) thay cho ông Nguyễn Hoàng Thao, nguyên Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1.11.2024.Ông Nguyễn Lộc Hà có trình độ cử nhân kiến trúc, cử nhân kinh tế chính trị, cao cấp lý luận chính trị, được bầu làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương từ tháng 10.2020.Tại hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ 41, ông Nguyễn Lộc Hà đã được bầu giữ chức vụ Phó bí thư Tỉnh ủy với 100% số phiếu đồng ý (46/46) nhiệm kỳ 2021-2025.Đến nay, Tỉnh ủy Bình Dương có ông Nguyễn Văn Lợi, Bí thư Tỉnh ủy và 2 Phó bí thư là ông Võ Văn Minh (Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Nguyễn Lộc Hà.Cũng tại hội nghị, Tỉnh ủy Bình Dương đã trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu ông Bùi Minh Thạnh, Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2021-2026.Ông Bùi Minh Thạnh (53 tuổi, quê quán P.Chánh Mỹ, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) có trình độ cử nhân xây dựng Đảng, cao cấp chính trị; xuất thân từ cán bộ Đoàn với chức vụ Phó bí thư Thị đoàn Thủ Dầu Một.Trước khi được bầu làm Phó chủ tịch UBND tỉnh, ông Thạnh từng trải qua các chức vụ: Chủ tịch UBND P.Phú Hòa (TP.Thủ Dầu Một); Chánh văn phòng Thị ủy Thủ Dầu Một, Phó chủ tịch UBND TP.Thủ Dầu Một; Phó bí thư thường trực Thành ủy Thủ Dầu Một.Gia Lai: Nhiều diện tích sầu riêng bị gãy đổ, rụng quả do giông lốc
Tên gọi "Ngũ âm" xuất phát từ việc dàn nhạc sử dụng 5 nhóm âm thanh chính, tương ứng với các chất liệu tạo nên nhạc cụ: gỗ (như Roneat - đàn T'rưng Khmer); tre (như Khung thò - một loại xylophone); đồng (như cồng, chiêng); da (như trống Skor); sắt (như kèn Sralai).Dàn nhạc Ngũ âm xuất hiện nhiều trong các lễ hội chùa Khmer như Ok Om Bok, Chol Chnam Thmay; sân khấu Rô băm, múa Chằn; đám cưới, nghi lễ dân gian,… Dàn nhạc này tạo nên những âm thanh vừa hùng tráng vừa trầm bổng, làm say lòng người nghe. Đây là lần thứ 3 hội cổ động viên Trường ĐH Trà Vinh mang dàn nhạc độc đáo này đến cổ vũ, tiếp sức cho các sinh viên trường trong giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam cúp THACO.
Cách tắt cuộc gọi từ số lạ trên WhatsApp
Vĩ tuyến 17 ngày và đêm do NSND Trà Giang đóng chính đã trở thành một tác phẩm kinh điển của điện ảnh Việt Nam. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, bộ phim vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử, nghệ thuật và chạm đến trái tim của biết bao thế hệ khán giả. Ra mắt vào năm 1972, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm do đạo diễn Hải Ninh thực hiện với kịch bản của nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ. Bộ phim tái hiện cuộc sống và cuộc đấu tranh đầy gian khó của người dân hai bờ Hiền Lương trong bối cảnh đất nước bị chia cắt. Nhân vật chị Dịu - do NSND Trà Giang thủ vai là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam kiên cường, vừa lo toan gia đình vừa dẫn dắt phong trào đấu tranh trước sự đàn áp của kẻ thù.Theo chia sẻ của NSND Trà Giang trong Cine 7 - Ký ức phim Việt, quá trình quay phim Vĩ tuyến 17 ngày và đêm không hề dễ dàng, nhất là với những cảnh đêm trên sông Bến Hải. Một trong những phân đoạn khó nhất với bà là cảnh chị Dịu ôm con vượt sông để tìm chồng. Để ghi hình cảnh này, đoàn phim phải dậy từ 2 - 3 giờ sáng, chuẩn bị nhiều giờ trước khi quay. Nếu cảnh quay diễn ra vào buổi tối, công tác chuẩn bị phải bắt đầu từ giữa trưa để đảm bảo mọi yếu tố kỹ thuật như ánh sáng, nước sông và hiệu ứng đặc biệt được kiểm soát chặt chẽ.Tại Liên hoan phim Moscow năm 1973, bộ phim đã giành giải Nhất của Ủy ban Bảo vệ Hòa bình Thế giới, trong khi NSND Trà Giang nhận huy chương Vàng cho Nữ diễn viên xuất sắc nhất. Khi nhớ lại khoảnh khắc này, bà xúc động đến mức không thể cầm được nước mắt: "Tôi không nghĩ mình sẽ đoạt giải. Khi nghe tên mình được xướng lên, tôi run rẩy và xúc động đến mức không thể thốt nên lời".Nữ nghệ sĩ tâm sự thêm: "Dù đóng rất nhiều nhân vật, từ người phụ nữ nông thôn, miền núi, miền biển đến thành phố, nhưng mỗi vai diễn đều mang đến những trải nghiệm đáng quý. Tôi hạnh phúc khi có cơ hội khắc họa vai trò của người phụ nữ trong từng giai đoạn...".Những giọt nước mắt của NSND Trà Giang trong Cine 7 - Ký ức phim Việt không chỉ là sự xúc động khi nhớ lại một thời gian khó, mà còn là niềm tự hào về một tác phẩm đã sống mãi trong lòng công chúng. Vĩ tuyến 17 ngày và đêm không chỉ là câu chuyện về chiến tranh, mà còn là bản hùng ca về lòng yêu nước, về tinh thần bất khuất của những con người ở vùng giới tuyến; và hơn hết, là lời tri ân sâu sắc đến những người phụ nữ Việt Nam đã góp phần làm nên lịch sử.
HLV Võ Ngọc Sang
Tái hiện game 'Rắn săn mồi' kinh điển với bàn phím Corsair K70 RGB
Ngày 11.1, một lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết ông Ngô Ngọc Toàn vừa được bổ nhiệm lại để giữ chức Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam.Cụ thể, sáng 24.12.2024, Quyết định số 1387/QĐ-SYT ngày 23.12.2024 của Sở Y tế đã được trao cho ông Ngô Ngọc Toàn, bổ nhiệm ông giữ chức Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam kể từ ngày 23.12.2024.Theo vị này, sau khi thực hiện các kết luận của Thanh tra tỉnh Quảng Nam thì việc bổ nhiệm là đúng theo quy định. Việc kiểm điểm chỉ là kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu vì để xảy ra vi phạm thôi, không có sai phạm đến mức phải chuyển sang công an điều tra.Tại cuộc họp giữa Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam với UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cũng đồng ý cho bổ nhiệm lại chức vụ giám đốc đối với ông Ngô Ngọc Toàn.Vị lãnh đạo Sở Y tế thông tin thêm, hiện sở cũng đã tăng cường bổ nhiệm thêm 2 Phó giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam (gồm ông Cao Văn Trọng và ông Nguyễn Hoàng Thạch) nhằm kiện toàn tổ chức bộ máy tại tất cả các đơn vị của ngành y tế tỉnh.Tại buổi họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024 và nhiệm vụ năm 2025 diễn ra vào chiều 10.1, ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cũng đã thông tin về việc bổ nhiệm lại này.Ông Lê Văn Dũng cho biết, Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam đã trải qua 2 năm trì trệ, đặc biệt trong thời gian dài thiếu phó giám đốc. Ông đã ra "tối hậu thư" yêu cầu đơn vị phải sắp xếp, ổn định lại hoạt động trước tháng 9.2024."Cơ quan, đơn vị phải có giám đốc và phó giám đốc mới đảm bảo công việc minh bạch, tránh tình trạng độc đoán, chuyên quyền gây mất đoàn kết nội bộ. Vì vậy, tôi cương quyết phải bổ sung cho đủ phó giám đốc ở đó", ông Dũng nói.Ông Dũng cho rằng việc bổ nhiệm lại ông Ngô Ngọc Toàn giữ chức vụ Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam nhằm củng cố lại hoạt động của bệnh viện, để có thu nhập cho người lao động."Nếu bổ nhiệm lại mà tình hình không tốt, nội bộ còn rối ren, không được sự đồng tình của người lao động thì cương quyết điều chuyển đi nơi khác", ông Dũng khẳng định.Như Thanh Niên đã thông tin, liên quan những hạn chế, khuyết điểm mà kết luận Thanh tra tỉnh chỉ ra tại Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam, Sở Y tế đã tổ chức hội nghị kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu đối với ông Ngô Ngọc Toàn.Hội nghị đã thống nhất với kết luận của Thanh tra tỉnh được nêu tại Kết luận số 102/KL-TTT ngày 7.10.2024.Theo đó, Thanh tra tỉnh chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm của bệnh viện cũng như người đứng đầu, giúp bệnh viện thấy được những hạn chế để thực hiện tốt hơn trong thời gian tới. Đồng thời, đề nghị giám đốc bệnh viện nghiêm túc nhận khuyết điểm và khắc phục những tồn tại, sai phạm.Ngoài ra, Đảng ủy Sở Y tế tổ chức kiểm điểm ông Ngô Ngọc Toàn về những khuyết điểm, tồn tại đã được Thanh tra tỉnh chỉ ra trong kết luận.Sau khi xem xét nội dung tự kiểm điểm của ông Ngô Ngọc Toàn, Đảng ủy thống nhất với nội dung bản tự kiểm điểm và đề nghị Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam nghiêm túc triển khai thực hiện các nội dung mà kết luận của Thanh tra tỉnh nêu ra.Trước đó, Chánh thanh tra tỉnh Quảng Nam ban hành kết luận thanh tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý tài chính tại Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam giai đoạn 2019 - 2022.Quá trình thanh tra, cơ quan chức năng phát hiện nhiều dấu hiệu sai phạm tại bệnh viện này liên quan đến quản lý tài chính, thanh toán chi phí khám chữa bệnh và ký hợp đồng lao động sai quy định…